..



.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

ĂN CHỰC GIỮA BIỂN ĐÔNG

Có nhiều chuyện ở Cù lao Thu ( đảo Phú Quý), xin kể câu chuyện thứ nhất. Hôm đó anh em trên đảo đưa đến thăm một di tích nổi tiếng linh thiêng trên đảo là Mộ Thầy Nại. Qua Tam quan vào sân đền thấy có ngôi mộ xây bằng đá, trên mộ rải đá cuội trắng. Ông Thủ từ cho hay: Hồi xưa, có vị thương gia người Hoa đi qua vùng đất này, thấy cuộc đất đẹp bèn ghé vào, kết nghĩa chị em với Bà Chúa Bàng Tranh ( người Chăm) trên đảo. Sau đó, ông mất con cháu đem đến táng tại đây. Do ông quá hiển linh nên dân đảo tôn lên thành Thành hoàng của Đảo và ngoài khu mộ này còn xây thêm Dinh Thầy rất to lớn nữa. Ở đó hàng năm có lễ hội thu hút toàn cư dân trên đảo tham gia. Ông Thủ từ còn nổ là có nhiều sắc phong, từ thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn. Hii, xem chữ trên đền thì nơi đây khởi đầu từ 1665. Tiếc là dân không ngừng tân trang nên di tích mất gốc.

 

 

Hôm đó, có hai gia đình vừa đi thăm người nhà ở Mỹ về, đến lễ tạ nên rất động vui. Ông thầy cúng khấn khứa, hai cụ tín chủ cũng áo the, khăn đóng trịnh trọng lắm, dù trời nắng nóng.




Lễ vật là xôi gà, và rất nhiều cặp đãi thịt lợn luộc chồng lên đĩa xôi. Sau khi cũng Thần trong đền là ra cúng chúng sinh ngoài sân. Lũ trẻ trên đảo xúm vào rình cướp mía cúng chúng sinh. Sau đó chúng vào đánh chén, cũng 4 đứa một mâm không ai kêu ca. Bọn trẻ còn lanh lẹn bê thêm nên chiến lợi phẩm nó mang về nhà là rất nhiều xôi thịt.

 













Ông Thủ từ tha thiết mời đoàn ở lại uống rượu, chỉ chờ có thế mình OK liền. Cô Chánh án đi cùng cười nắc nẻ vì không ngờ mình xuề xòa như vậy vì cô " Chưa ăn chực thế này bao giờ"... Từ ăn chực ở ngoài đảo có nghĩa là ăn cơm nhà khác thôi, không có nghĩa khinh rẻ như ở đất liền. Thế là nhào dô, rượu trắng rất nặng, ăn uống vui vẻ...



























 











8 nhận xét:

  1. Ông Thủ từ nào đó cao hứng nói "có nhiều sắc phong, từ thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn" thì chỉ tin được một nửa thôi. Thời Hùng vương làm gì có sắc phong? Huống chi "nơi đây khởi đầu từ 1665" là thời chúa Nguyễn cát cứ miền nam.


    "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, ông ấy nổ cho vui, vì quá hào hứng, nhưng họ có nhiều sắc phong thật bác ạ. Chủ yếu là nhà Nguyễn phong.

      Xóa
  2. Ngôi đền này như Toro đã viết, khởi thủy từ năm 1665, thờ một thương nhân Trung Hoa. Ở vào thời điểm này ở đảo có lẽ vẫn còn rất hiếm người Việt (hoặc chưa có), vì có lẽ các chúa Nguyễn vẫn chưa đặt được nền móng cai trị đến vùng đất Bình Thuận (sau 30 năm, cuối thế kỷ 17 đời chúa Nguyễn Phúc Chu mới mở mang bờ cõi đến Bình Thuận). Cho nên đền chắc chắn chỉ có sắc phong của triều Nguyễn sau này.
    Toro đi một chuyến đáng tiền.

    Trả lờiXóa
  3. 1- Năm 1665 ngoài bắc vua Lê Huyền Tông (1654- 1671) trị vì, trong nam chúa Nguyễn Phúc Tần (1620- 1687) cai quản. Năm Kỉ Mùi (1679), chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc 3000 người và 50 chiến thuyền vào khai phá vùng Gia Định, Mỹ Tho, lập nên các phố xá đông đúc ở vùng đất mới, giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Mãn Thanh, Tây phương, Nhật Bản.
    2- Tính từ Nguyễn Hoàng thì Nguyền Phúc Tần là đời thứ 4 khai phá miền nam (từ núi Hoành Sơn trở vào)
    - Nguyễn Hoàng(chúa Tiên) 1525- 1613
    - Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) 1563-1635
    - Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng) 1601- 1648
    - Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) 1620-1687

    Trả lờiXóa
  4. Có lẽ cũng nên có một cái nhìn bao quát trong việc các đời chúa nhà Nguyễn khai phá Đàng Trong. Đàng trong thời ấy bao gồm Chiêm Thành và Chân Lạp. Riêng Chiêm Thành là dải đất miền Trung kéo dài đến Bình Thuận ngày nay. Sử sách chép năm 1611 (đầu thế kỷ 17) Nguyễn Hoàng đem quân đánh Chiêm Thành chiếm được đến Phú Yên, người Chiêm Thành càng ngày càng lùi về phương Nam, vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận và điểm cuối là Bình Thuận (Phan Thiết), đầu thế kỷ 17 người Chăm vẫn còn xây dựng tháp thờ của họ ở Ninh Thuận và Bình Thuận. suốt trong khoảng 80 năm của thế kỷ 17 các đời chúa Nguyễn cứ lấn dần đất của họ, cho đến năm 1693 đời chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh chiếm được đến Bình Thuận, nước Chiêm Thành mới bị xóa sổ hoàn toàn sau 15 thế kỷ tồn tại.

    Cho nên đối với đảo Phú Quý thuộc Bình Thuận là vùng đất cuối cùng của người Chiêm Thành, theo thông tin Toro đã viết bên trên ngôi đền khởi đầu từ năm 1665, thờ một người Hoa kết nghĩa với Bà chúa Bàng Tranh là người Chăm, chứng tỏ vào thời điểm ấy người Chăm vẫn còn cai trị vùng này, hẳn là người Việt chưa có mặt.

    Còn đối với Chân Lạp (sách vở gọi là Thủy Chân Lạp kéo dài từ Đồng Nai đến Kiên Giang), việc lấn chiếm của nhà Nguyễn có dễ dàng hơn với Chiêm Thành. Năm 1623 vua Chân Lạp đã chính thức cho phép chúa Nguyễn mở trạm thu thuế ở Saigon. Vùng này xưa tuy là của Chân Lạp nhưng đất rộng người thưa, việc cai tri của họ có lẽ rất lỏng lẻo, và người Chân Lạp đã mất vùng đất này vào những năm sau đó, khi những di dân người Việt và người Hoa được đưa vào khai phá.

    Trả lờiXóa
  5. Vậy là đất Chăm từ Quảng Bình trở vào cứ mất dần vào tay người Việt. Miền Trung chỉ là một hành lang hẹp của hai đầu đồng bằng rộng rãĩ, vì thế nên các cụ phải Nam tiến. Tuy nhiên, sự kiện chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài khiến cho giai đoạn Nam Tiến do các Chúa Nguyễn tiến hành không có dân Bắc tham gia. Vì thế, dân Nam sau đó đa số gốc miền Trung các bác ạ. Một cô có đôi mắt rất Chăm nói, nguồn gốc từ đảo Lý Sơn vô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Toro nói "không có dân Bắc tham gia" khi Nam tiến, mà lúc đó chưa có "đất mới" (Trung + Nam bây giờ) thì lấy đâu ra dân Nam hè??? Tôi nghĩ dân (Việt) miền Trung là Bắc lai với Chàm, còn dân miền Nam là Trung lai với Chân Lạp... Như tôi dân Đà Nẵng, chắc là dân Việt gốc... Chàm rồi!

      Xóa
  6. Giai đoạn Nam Tiến từ thời Lý đến Trịnh Nguyễn phân tranh hẳn là dân Bắc rồi. Nhưng giai đoạn sau, khi đã lấy sông Gianh làm tuyến thì chỉ có dân Đàng Trong Nam tiến thôi chứ bác dung Nobita. Tất nhiên dân đàng tRong khi đó cũng gốc gác Bắc. Xin bác chia sẻ thêm.

    Trả lờiXóa