..



.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

ĂN CHỰC GIỮA BIỂN ĐÔNG

Có nhiều chuyện ở Cù lao Thu ( đảo Phú Quý), xin kể câu chuyện thứ nhất. Hôm đó anh em trên đảo đưa đến thăm một di tích nổi tiếng linh thiêng trên đảo là Mộ Thầy Nại. Qua Tam quan vào sân đền thấy có ngôi mộ xây bằng đá, trên mộ rải đá cuội trắng. Ông Thủ từ cho hay: Hồi xưa, có vị thương gia người Hoa đi qua vùng đất này, thấy cuộc đất đẹp bèn ghé vào, kết nghĩa chị em với Bà Chúa Bàng Tranh ( người Chăm) trên đảo. Sau đó, ông mất con cháu đem đến táng tại đây. Do ông quá hiển linh nên dân đảo tôn lên thành Thành hoàng của Đảo và ngoài khu mộ này còn xây thêm Dinh Thầy rất to lớn nữa. Ở đó hàng năm có lễ hội thu hút toàn cư dân trên đảo tham gia. Ông Thủ từ còn nổ là có nhiều sắc phong, từ thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn. Hii, xem chữ trên đền thì nơi đây khởi đầu từ 1665. Tiếc là dân không ngừng tân trang nên di tích mất gốc.

 

 

Hôm đó, có hai gia đình vừa đi thăm người nhà ở Mỹ về, đến lễ tạ nên rất động vui. Ông thầy cúng khấn khứa, hai cụ tín chủ cũng áo the, khăn đóng trịnh trọng lắm, dù trời nắng nóng.




Lễ vật là xôi gà, và rất nhiều cặp đãi thịt lợn luộc chồng lên đĩa xôi. Sau khi cũng Thần trong đền là ra cúng chúng sinh ngoài sân. Lũ trẻ trên đảo xúm vào rình cướp mía cúng chúng sinh. Sau đó chúng vào đánh chén, cũng 4 đứa một mâm không ai kêu ca. Bọn trẻ còn lanh lẹn bê thêm nên chiến lợi phẩm nó mang về nhà là rất nhiều xôi thịt.

 













Ông Thủ từ tha thiết mời đoàn ở lại uống rượu, chỉ chờ có thế mình OK liền. Cô Chánh án đi cùng cười nắc nẻ vì không ngờ mình xuề xòa như vậy vì cô " Chưa ăn chực thế này bao giờ"... Từ ăn chực ở ngoài đảo có nghĩa là ăn cơm nhà khác thôi, không có nghĩa khinh rẻ như ở đất liền. Thế là nhào dô, rượu trắng rất nặng, ăn uống vui vẻ...



























 











--> Read more..

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Tết về quê

Ngày Tết, trưa Mùng Một nhà cháu về quê, tối mùng Hai mới ra. Tiếng rằng quê nhưng đi ô tô mất chừng 15 phút vì đường vắng hoe. Quê bây giờ là phố, nhà san sát, không còn bóng tre, bóng đa, ao cũng bị lấn chiếm làm nhà. Cảnh quê bây giờ y như bài thơ của cụ Thợ Rèn năm nào:

Xi măng, xi măng lại xi măng
Tôi luồn như cá lạc vào đăng
Bốn mươi năm lẻ về quê mẹ
Cả làng là một cục xi măng.

Nếp sinh hoạt cũng biến đổi, rõ nhất là ở chuyện mừng tuổi. Xưa nay mừng tuổi là tặng trẻ con chút tiền cho vui, biếu các cụ già chút tiền ăn quà, bây giờ về quê người nọ mừng tuổi người kia búa xua. Một bà chị họ mừng tuổi mình 50 ngàn, "chị ơi, em chưa già và cũng không còn trẻ con mà..." nhưng đã đưa thì mình đành cầm rồi đưa lại cho cháu chị ấy vậy. Chả hiểu ra sao nữa.

Rồi ông chú cũng mừng tuổi cho mình. Bà chị tôi bảo lẽ ra cậu phải mừng tuổi lại các chú, các thím, anh A, chị B. Thú thực là tôi không chuẩn bị cái tiết mục này, chỉ chuẩn bị mừng tuổi các cháu vì các chú, các anh chấy nhưng đều giàu có, trẻ khỏe, mình có đưa chút tiền cũng chả có ý nghĩa gì. Một cô em họ cũng chia sẻ: Em thấy cứ thi nhau đưa tiền mừng tuổi cũng ngại, nhiều lúc mọi người rủ đi chơi không dám đi nữa. Gặp ai cũng mừng tuổi thì tiền đâu ra. Mà em cũng ngại những người mừng tuổi con cháu mình nhiều, mình mừng lại ít thì không coi được...

Bù lại, tôi đi thăm một ông anh bị bệnh, một bà cô ngoại 90 tuổi, gửi tiền mừng tuổi mấy bà chị họ neo đơn... Năm nào cũng thế, tôi thấy như vậy có ý nghĩa thiết thực và chân thành hơn, quan tâm đến người cần quan tâm chứ không ào ào.

Đấy, quê bây giờ như thế, mình thấy lạc hậu với quê. 

Những gì xưa cũ có lẽ chỉ còn lại trong nhà, ít ra qua hình ảnh, mời mọi người xem vài tấm hình.

Nhà ông nội tôi

Bài thơ từ tháng 8-1945 nay vẫn nguyên chỗ cũ

Thằng cu "Chắt" rất thích cái ngưỡng cửa









Và đi lễ Từ đường bản tộc




Một nét quê còn sót lại ở quê









--> Read more..

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Nghinh xuân

Hôm nay, 28 , ngày mai là tất niên nên đường phố Hà Nội đã giảm nhiệt hơn hôm qua. Thông thường sáng mai thì đã rất thưa thớt, đến sáng Mùng Một thì Hà Nội như đổi khác, vô cùng tĩnh lặng và thanh sạch.



Thời tiết đã se lạnh , dọn mình để nghinh xuân, đúng với tâm trạng của con người. Lúc này cái ấm áp ở trong mỗi gia đình và lòng người. Miền Bắc, Hà Nội khác miền Nam, Sài Gòn ở cái se lạnh nhưng ấm cúng đó. Nhìn hình đường hoa Nguyễn Huệ. mọi người mặc áo ngắn tay, đội nón mũ che nắng ... thiệt tình không cảm thấy Tết.

Nhà cháu cũng đã kiếm cành đào, viết mấy chữ cho vui. Xin chia sẻ với các bác...













Còn đây là ngoài ph
 













--> Read more..

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013